Thống kê
Hôm nay : 1
Tháng 04 : 99
Năm 2024 : 968
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG DỊCH TAY – CHÂN – MIỆNG

PHÒNG CHỐNG DỊCH TAY – CHÂN – MIỆNG

NĂM HỌC  2019 - 2020 TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG TÂN

Mùa đông đang đến gần và một số bệnh mùa đông có thể sẽ đến và trở thành dịch bệnh như: Cảm cúm, đau mắt … và đặc biệt là bệnh tay chân miệng. bệnh có thể phòng chống nếu chúng ta nắm rõ nguyên nhân và cách phòng tránh. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh

  1. BỆNH TAY CHÂN MIỆNG LÀ GÌ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em và cả người lớn là một bệnh lây lan do một nhóm vi rút đường ruột gây ra. Triệu chứng thường thấy ở bệnh tay chân miệng là hiện tượng xuất hiện các đốm đỏ trên tay và chân cũng như nhiệt miệng. Bệnh do nhiều nhóm vi rút khác nhau gây ra và người mắc bệnh hoàn toàn có thể bị tái nhiễm nhiều lần. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa cũng như thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng Tỷ lệ biến chứng nặng của bệnh không cao, phần lớn bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bệnh nhân gặp phải các biến chứng nguy hiểm được ghi nhận.

    NGƯỜI LỚN CÓ THỂ MẮC BỆNH TAY CHÂN MIỆNG KHÔNG?

Chỉ trẻ nhỏ mới mắc bệnh tay chân miệng.” – một quan niệm sai lầm thường gặp

Sự thật: Mặc dù bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ (đặc biệt với các trẻ có hệ miễn dịch kém) nhưng tay chân miệng vẫn xảy ra ở mọi đối tượng và độ tuổi. Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở người lớn cũng tương tự vớ trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng ở người lớn có thể biến chuyển nặng hơn.

2. TRIỆU CHỨNG

Quan niệm sai lầm: Các  dấu hiệu bệnh tay chân miệng chỉ xuất hiện trên tay, chân và miệng.

Sự thật: Bệnh tay chân miệng ở người lớn và trẻ em thường bao gồm những dấu hiệu đầu tiên như sau:

  • Nóng sốt ( Trên 38độ).
  •  Đau họng
  • Ăn không ngon, biếng ăn
  • Đau bụng

Thời ký ủ bệnh thường thấy ( từ khi nhiễm bệnh cho đến khi bắt đầu có triệu chứng) là 3- 7 ngày.

Các dấu hiệu khác sẽ xuất hiện trên tay, chân và miệng người bệnh bao gồm: Loét miệng – nhứng đốm đỏ phát triển bên trong vết nhiệt miệng màu vàng.

Đốm đỏ và mụn nước – Các nốt đỏ xuất hiện trên ngón tay, ngón chân, bàn tay và bàn chân rồi phát triển thành những mụn nước có vòng tròn màu xám.

3. NGUYÊN NHÂN

Quan niệm sai lầm: Nguyên nhân bệnh tay chân miệng là do tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh

Sự thực: Đúng là có bệnh tay chân miệng ở động vật. Nhưng bệnh này không truyền từ vật nuôi hoặc các loại động vật khác sang người và ngược lại. Vi rút gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan từ người này sang người khác, thông qua tiếp xúc trực tiếp (với các dịch tiết mũi họng, nước bọt); thông qua đường tiêu hoá (do ăn phải thức ăn nhiễm vi rút) thông qua tiếp xúc trực tiếp (với các dịch tiết mũi họng, nước bọt); thông qua đường tiêu hoá (do ăn phải thức ăn nhiễm vi rút) hay thông qua đường phân – miệng (do tiếp xúc nhà vệ sinh có chứa vi rút gây bệnh). Người nhiễm bệnh có khả năng lây bệnh cho người khác trong thời kỳ ủ bệnh. Tuy nhiên, bệnh thường lây lan mạnh trong khoảng thời gian 5 ngày sau khi phát bệnh.

4. CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH

  - Khi thấy trẻ có các biểu hiện của bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và đánh giá đúng về tình trạng bệnh. Căn cứ vào tình hình thực tế của trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp nhất cho trẻ.

Độ 1: Có thể chăm sóc trẻ tại nhà, nhưng phải theo dõi thường xuyên và nếu thấy có biểu hiện bất thường cần đưa đi bệnh viện càng sớm càng tốt.

Độ 2A: Cần được nhập viện để theo dõi, để tránh những biến chứng nguy hiểm. Lúc này bé có biểu hiện rung giật cơ.

  - Cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Vì chưa có vaccin phòng bệnh nên biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là thực hiện vệ sinh tốt được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng:

– Rửa tay đúng và thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Hướng dẫn trẻ cách chăm sóc răng miệng hiệu quả.

– Làm sạch các vết bẩn, các dụng cụ đồ chơi bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn.

– Tránh tiếp xúc (hôn, ôm ấp, dùng chung đồ dùng hoặc cốc chén), tốt nhất nên cách ly tránh tiếp xúc với người bệnh tay chân miệng

– Lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ để tăng cường sức đề kháng phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả. Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng

   Trên đây là triệu chứng và cách phòng, trị bệnh Tay – Chân – Miệng đề nghị các  đồng chí cán bộ, giáo viên thực hiện tốt  cách phòng bệnh và tuyên truyền tới phụ huynh học sinh nhằm hạn chế học sinh mắc bệnh Tay – Chân – Miệng một cách hiệu quả.

                                                                                                            HIỆU TRƯỞNG

 

                                                                                                     Nguyễn Thị Ngát


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Video Clips
Lịch sự kiện
Fanpage Facebook